Học thuyết thể chế (Institutional Theory)

Kinh tế học thể chế ra đời ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, là “hệ thống lý thuyết được chấp nhận rộng rãi, trong đó nhấn mạnh đến tính hợp lý, khả năng thay đổi đồng hình và tính hợp pháp” (Scott, 2008) trong quá trình thể chế hóa của các doanh nghiệp. Trọng tâm của học thuyết thể chế (Institutional Theory) phân tích vai trò của quá trình thể chế hóa, cũng như vai trò của các thể chế có vai trò định hình hành vi của các cá nhân, doanh nghiệp.

Các nội dung chính của học thuyếtXem tất cả

Khái quát lại. các học giả phân tích học thuyết thể chế cũ và mới trong các lĩnh vực khác nhau, như kinh tế, khoa học chính trị, và xã hội học để hiểu cách thức tổ chức của các doanh nghiệp. Lý thuyết thể chế là nền tảng lý luận cơ bản, dựa vào đó, doanh nghiệp có thể giải thích, phân tích, xây dựng hệ thống quy tắc, ràng buộc nhằm tạo cơ chế khuyến khích sự trao đổi, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.

Tuy nhiên, học thuyết này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Thuyết về thể chế mới chỉ quan tâm tới phạm vi trong doanh nghiệp chứ chưa tập trung vào các tác động bên ngoài như quyền lực chính trị. Bên cạnh đó, lý thuyết thể chế chưa giải thích đầy đủ quan điểm về quy trình kiểm soát bên trong doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng và phản ứng của doanh nghiệp với các thay đổi từ môi trường. Theo Powell và DiMaggio (1991), lý thuyết thể chế cần được cải thiện ba khía cạnh cơ bản. Một là, thuyết thể chế nhấn mạnh sự khác biệt lớn giữa các khu vực thị trường và các hoạt động thể chế hoá, nhưng trên thực tế, các yếu tố này không nhất thiết tồn tại đối lập, mà có thể bổ trợ lẫn nhau. Hai là, lý thuyết thể chế cần tập trung hơn nữa vào việc kết hợp các cấu trúc và thực tiễn tổ chức trong quá trình thể chế hóa. Ba là, cần tăng cường mối liên kết giữa môi trường thể chế và quá trình thay đổi thể chế. Đây cũng là một trong ba hạn chế lớn nhất của học thuyết thể chế hiện nay, đòi hỏi cần có các nghiên cứu mở rộng, chuyên sâu hơn nhằm khắc phục các tồn tại này, góp phần nâng cao tính ứng dụng của học thuyết trên thực tế.

Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), “Chương 4: Thuyết thể chế”, trong sách Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 69-88.