Công nghệ bẻ gãy thị trường bằng hệ điều hành Windows 95 của Microsoft

Các ví dụ điển hình về chiến lược bẻ gãy gắn liền với sự phát triển của ngành công nghệ phần mềm, lập trình, vi tính, điện tử. Ví dụ đầu tiên là khi Microsoft tung ra thị trường hệ điều hành Windown 95 của Microsoft, và nhanh chóng trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới, một sự kiện mang tính lịch sử. Windows 95 có diện mạo đẹp và khả năng làm việc cũng tốt hơn, cả hai thứ đó đều đạt được mong mỏi của người dùng sau nhiều năm chờ đợi.

Windows 95 nhận được sự đón nhận rộng rãi, như ban nhạc The Rolling Stones đã biểu diễn một buổi hòa nhạc với bài hát “Start Me Up” (nhắc đến nút Start). Nó được biết nhiều đến nỗi Microsoft đã phải trả cho ban nhạc này 8 triệu đô la trong chiến dịch quảng bá Windows 95. Microsoft đã dành 300 triệu đô la trong chiến dịch quảng bá cho tính ưu việt của hệ điều hành này. Tại Thành phố New York, ở tòa nhà Empire State đã treo một lá cờ biểu tượng của Windows. Ở Toronto, 300 tấm pano đã được treo trên Tháp CN. Với việc đưa tin rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, các khách hàng đã xếp thành những hàng dài bên ngoài các cửa hàng từ nửa đêm để mua được những bản copy đầu tiên của hệ điều hành này. Từ đó đến nay, Windows được phát triển ngày một tốt hơn và cũng được phổ biến rộng rãi hơn.

Phân tích theo cách tiếp cận chiến lược bẻ gãy cho thấy sự ra đời và được thừa nhận rộng rãi của Windows 95 hội tụ đủ các yếu tố cần thiết. Từ tầm nhìn kinh điển được trình bày bởi Bill Gates vào đầu những năm 1980, thỏa mãn trên cả mong đợi của các bên tham gia và đón đầu tạo dựng thị trường hơn là ngược lại; đến khả năng bẻ gãy gồm cả yếu tố bất ngờ và tốc độ của sự ra đời và công bố các sản phẩm (xem hình dưới); và các chiến thuật bẻ gãy mà Microsoft áp dụng trong suốt những năm qua trên cơ sở sự thống trị thị trường hệ điều hành vi tính.

Lịch sử phát triển hệ điều hành Windows của Microsoft

 

Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 421-422.