Tư duy hệ thống (systems thinking)

Tư duy hệ thống là quan điểm nhìn nhận thế giới khách quan trong một thể thống nhất không thể tách rời, mà ở đó tất cả các đơn vị, yếu tố cấu thành, các hiện tượng cơ bản sinh ra từ chúng đều có mối liên hệ, tác động quan lại với nhau trong tổng thể. Hầu hết các nguồn tài liệu cho rằng khái niệm này ngược với suy nghĩ tuyến tính; và nó tập trung vào mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống, hơn là tập trung vào chính các thành phần đó. Weinberg (1975) chỉ ra rằng tư duy hệ thống giải quyết những vấn đề phức tạp có tổ chức, đơn giản có tổ chức và phức tạp không có tổ chức. Những cách tiếp cận này cung cấp những cách tiếp cận khác và có bổ sung cho nhau để hiểu sâu hơn về hành vi của hệ thống.

Hình 1: Bản đồ hệ thống ngẫu nhiên và phức tạp

Nguồn: Wemberg (1975)

Weinberg (1975) đưa ra các nội dung cơ bản, các kịch bản về sự ngẫu nhiên và phức tạp dưới đây cho thấy vị trí hệ thống (sự phức tạp có hệ thống) thích ứng với hầu hết các phần của kịch bản. Hình dưới đây được mô tả trong mô hình tảng băng chìm Iceberge, một khái niệm cốt lõi của tư duy hệ thống.

Hình 2: Tính ngẫu nhiên và phức tạp của hệ thống

Trong hệ thống tự nhiên, cấu trúc luôn luôn tự tổ chức trong khi đó, cấu trúc trong hệ thống được thiết kế bởi con người có thể là tự tổ chức hoặc được thiết kế.

Mô hình tích hợp: Tư duy hệ thống hoàn thiện (complete systems thinking) kết nối các khái niệm từ mô hình tảng băng trôi và khái niệm từ sơ đồ vòng lặp nguyên nhân và mô hình động vào một khuôn khổ chung. Mô hình tích hợp này được mô tả trong hình trên.

Hình 3: Tư duy hệ thống hoàn thiện

Mô hình tảng băng trôi trình bày các khái niệm và logic cơ bản của tư duy hệ thống bao gồm: các sự kiện, mẫu, cấu túc hệ thống và mô hình tinh thần. Những từ quan trọng khác bao gồm tự tổ chức, xuất hiện, hồi đáp, động lực học hệ thống và kết quả không mong muốn. đồ thị vòng lặp nguyên nhân và sơ đồ luồng và dòng chảy cũng là những phần quan trọng của ngôn ngữ tư duy hệ thống và là phương tiện chủ yếu để các thành phần và các mối quan hệ trong hệ thống trao đổi với nhau.

Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 499-502.