Ba trụ cột của thể chế (institutional pillars) của doanh nghiệp

Scott (2008) cũng có cách tiếp cận các “trụ cột thể chế” (institutional pillars) gần giống với lý thuyết thay đổi đồng hình. Theo tác giả, mỗi thể chế đều có ba trụ cột chính (Three Pillars of Institutions): (1) Quy định pháp luật (regulative legal), (2) quy chuẩn xã hội (normative social) và (3) văn hoá nhận thức (cultural-cognitive) và đây là các yếu tố cốt lõi của bất kỳ cấu trúc thể chế nào. Bên cạnh đó, Scott (2008) cũng chỉ ra rằng những trụ cột về thể chế còn có vai trò tạo ra và hỗ trợ các thể chế khác, đồng thời định hướng các quy định, tiêu chuẩn chung của xã hội.

Ba trụ cột của thể chế

Quy định pháp luật Quy chuẩn xã hội Văn hoá nhận thức
Cơ sở tuân thủ Kinh nghiệm Trách nhiệm xã hội Sự công nhận
Sự hiểu biết
Cơ sở trật tự Các quy tắc Các quy tắc Cấu thành
Cơ chế Ép buộc Tiêu chuẩn Bắt chước
Logic Công cụ Tính phù hợp Tính chính thống
Các tiêu chí Quy tắc
Luật pháp
Hình thức xử phạt
Chứng nhận
Công nhận
Logic hành động
Đối tượng ảnh hưởng Đối tượng Có tội/Vô vội Danh dự Sự chắc chắn
Cơ sở tính hợp pháp Xử phạt hợp pháp Đạo đức Có thể hiểu được
Có thể nhận ra được
Hỗ trợ văn hoá

Nguồn: Scott (2008, trang 51)

1. Trụ cột điều chỉnh

Trụ cột điều chỉnh chỉnh (regulative pillar) bao gồm một số quy trình điều chỉnh dưới hình thức quy tắc, giám sát và xử phạt các hoạt động vi phạm, nhằm gây ảnh hưởng đến hành vi trong tương lai của các cá nhân, tổ chức (Scott, 2008). Vì vậy, các quy trình quản lý này liên quan đến việc thiết lập và thiết lập các quy tắc, tuân thủ sự phù hợp, và đưa ra các hình thức xử phạt hành vi hoặc thông qua khen thưởng hoặc trừng phạt. Trụ cột này sử dụng các biện pháp xử phạt hợp pháp làm cơ sở cho tính hợp pháp, dựa trên logic công cụ. Trong trụ cột này, các doanh nghiệp là một phần của xã hội và phải tuân theo các quy tắc để tránh bị xử phạt (Hoffman, 1999). Ví dụ, để đáp ứng sự phù hợp với các quy định về môi trường, các tập đoàn có thể áp dụng các công nghệ mới để kiểm soát ô nhiễm; Để đáp ứng các yêu cầu về luật thuế, các doanh nghiệp phi lợi nhuận có thể thuê kế toán (DiMaggio và Powell, 1983).

Trong trụ trột điều chỉnh, thể chế thể hiện rõ vai trò điều tiết trong hạn chế và khuyến khích hành vi thông qua các hoạt động điều chỉnh, giám sát, và các xử phạt rõ ràng. Quá trình điều chỉnh hoạt động dựa trên các cơ chế áp dụng chung hoặc chính thức hóa và chỉ định cho các đối tượng cụ thể, như cảnh sát hay tòa án DiMaggio và Powell (1983). Các nghiên cứu gần đây về kinh tế nhấn mạnh đến chi phí điều tiết. Lý thuyết đại diện (Agency theory) nhấn mạnh đến chi phí và khó khăn trong việc giám sát chính xác các buổi kí kết hợp đồng, chính vì vậy cần một bên thứ ba đóng vai trò trung lập nhằm giám sát hoạt động của 2 bên đối tác. Các chuyên gia kinh tế coi đây là một chức năng quan trọng của nhà nước.

Theo North (1990), sức mạnh bắt buộc, tính răn đe và tính thiết thực là những yếu tố trung tâm của trụ cột điều chỉnh. Các yếu tố này được đảm bảo thực hiện bởi các quy tắc họpw lý (chính thức hoặc không chính thức) và luật pháp chính thức. Trong một số trường hợp, các chủ thể phải thừa nhận hệ thống quy tắc mà không nhất thiết phải tin rằng các quy tắc này là công bằng hoặc hợp lý. North (1990) cũng đặc biệt chú ý đến các vấn đề có thể xảy như “việc thực thi được thực hiện bởi các đại lý có chức năng hữu ích tác động đến kết quả” (trang 54), nghĩa là các bên thứ ba không trung lập. Theo cách này và các cách khác, sự chú ý đến các khía cạnh điều tiết của các thể chế tạo ra sự quan tâm mới trong vai trò của nhà nước: là người ra quy tắc, giám sát thực hiện, và người thi hành.

Theo North (1990), trụ cột điều chỉnh là hình thức phổ biến nhất. Quan điểm này phù hợp với hiện thực xã hội khách quan, đồng thời đảm bảo tuyệt đối tính hợp lý. Theo đó trong trụ cột điều chỉnh, các cá nhân được thúc đẩy hoạt động, quyết định theo logic hiệu quả, đem lại lợi ích cao. Thông qua các định mức thưởng, phạt, nhà nước tác động tới hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong tương lai nhằm đảm bảo sự phát triển chung của xã hội.

2. Trụ cột tiêu chuẩn

Trụ cột tiêu chuẩn (normative pillar) “tạo ra những kỳ vọng theo chiều hướng nhất định, đồng thời đưa ra bà và bắt buộc thực hiện trong đời sống xã hội” (Scott, 2003, trang 880). Tính hợp pháp của các trụ cột này được hình thành được dựa trên các chuẩn mực xã hội. Các doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc đạo đức có tính quy phạm hoặc phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định do các ngành thương mại, các tổ chức nghề nghiệp và các trường đại học xây dựng. Các trụ cột quy chuẩn cho phép doanh nghiệp nghiên cứu các động lực thay đổi, hành động xã hội; các vấn đề chính sách; vấn đề quyền lực và xung đột.

Trong trụ cột tiêu chuẩn, các hệ thống tiêu chuẩn bao gồm cả các giá trị (values) và quy tắc (norms). Trong đó, giá trị là các kết quả mong, quy tắc là các định hướng thực hiện hoạt động và các hệ thống tiêu chuẩn là căn cứ xác định các mục tiêu (ví dụ như chiến thắng trò chơi hoặc kiếm được lợi nhuận). Bên cạnh đó, các trụ cột cũng chỉ ra các phương pháp hành động thích hợp, cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra (ví dụ, khái niệm về thực tiễn kinh doanh công bằng).

Trong hình thức này, một số giá trị và quy tắc có thể áp dụng cho tất cả các thành viên hoặc chỉ áp dụng cho từng cá nhân và trường hợp cụ thể. Các giá trị và quy tắc chuyên biệt như vậy được coi là các vai trò (roles) của doanh nghiệp. Berger và Luckmann (1967) nhấn mạnh vai trò trung tâm của các doanh nghiệp như sau: “Tất cả các hành vi được thể chế hóa đều có vai trò. Như vậy vai trò chia sẻ trong quy chế phân công nhiệm vụ. Ngay khi các cá nhân được coi là người thực hiện vai trò, hành vi của họ có thể bị cưỡng chế thi hành” (trang 74).

Trụ cột tiêu chuẩn nhấn mạnh đến mức độ ảnh hưởng của các tín ngưỡng và các chuẩn mực xã hội tới quá trình thể chế hóa. Đối với các nhà lý luận thế hệ đầu như Parsons, các quy tắc và giá trị là nền tảng phát triển. Tuy nhiên, những người theo chế độ sau này lại nhấn mạnh đến những ảnh hưởng của hệ thống quy tắc văn hoá tới sự ổn định của xã hội.

3. Trụ cột nhận thức

Trụ cột nhận thức (cognitive pillar) đề cập đến các khuôn khổ nhận thức chính xác tác động tới hoạt động của cá nhân trên thực tế (Scott, 2008). Trong đó, tính chính xác bắt nguồn từ các tập tục, truyền thống văn hoá chính thống. Các mô hình hợp pháp về văn hoá phần lớn được bắt chước, hiểu và thực hiện trong khuôn khổ của thay đổi đồng hình bắt chước. Phạm vi nhận thức văn hoá của các thể chế là đặc điểm phân biệt chính yếu của chủ nghĩa thể chế mới (neo-institutionalism) trong xã hội học và nghiên cứu tổ chức.

Để hiểu hoặc giải thích bất kỳ hành động nào, nhà phân tích không những phải xem xét đến các điều kiện khách quan mà còn là nhận thức chủ quan của các cá nhân. Các quy tắc cấu thành có vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình thể chế hóa tổ chức. Các quy tắc này liên quan đến khả năng xây dựng các tiêu chuẩn trong các quá trình là “những trải nghiệm độc đáo và cụ thể … đảm bảo cả ý nghĩa thực tế và khách quan” (Berger và Luckmann, 1967, trang 39). Các quy trình như vậy được áp dụng cho các ý tưởng, sự kiện, và các yếu tố nhận thức. Khi các quy tắc được thành lập và công nhận, lúc này, hành vi cá nhân thường là sự phản ánh nhận thức ra các hành động cụ thể bên ngoài.

Quan điểm trụ cột nhận thức nhấn mạnh đến khả năng gắn kết của các cá nhân và tập thể trong đời sống xã hội. Thay vì theo quan điểm doanh nghiệp là một phần của trật tự tự nhiên, các nhà lý luận nhấn mạnh đến trụ trụ cột nhận thức về nguồn gốc, khả năng duy trì và khả năng giải thích các vấn đề giữa các chủ thể trong các hoạt động xã hội. Quan điểm này của các nhà lý luận có tính quy chuẩn, mang tính định hướng, hướng dẫn tiêu chuẩn hành động nhận thức, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của bản sắc xã hội trong nhận thức hành vi của mỗi cá nhân. Theo đó, Meyer và Rowan (1977) và DiMaggio và Powell (1983) nhấn mạnh khả năng tác động của hệ thống tín ngưỡng và bối cảnh văn hoá tới nhận thức của các cá nhân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cố gắng thay đổi để đạt được cấu trúc đồng hình với mô hình văn hoá hiện tại thông qua cơ chế nhận thức.

4. Tính hợp pháp của ba trụ cột thể chế

Ba trụ cột (The Three Pillars) có vai trò quan trọng trong định hướng các hành động thích hợp nhằm phát triển doanh nghiệp. Ba trụ cột này cung cấp ba “cơ sở hợp pháp liên quan nhưng khác biệt khác” (Scott, 1995, trang 47), đây là các nền tảng lý luận cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động phân tích và đưa ra các quyết định (Grosse và Trevino, 2005). Không những thế, ba trụ cột còn cung cấp các phương thức hỗ trợ đặc biệt, góp phần ổn định đời sống xã hội.

Tính hợp pháp (legitimacy) là một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình thực hiện trao đổi nguồn lực và thực hiện thay đổi đồng hình với mô hình xã hội hiện tại. Tuy nhiên, từ quan điểm về thể chế, tính hợp pháp không phải là hàng hoá sở hữu hoặc trao đổi mà là điều kiện phản ánh sự liên kết văn hoá, sự hỗ trợ về quy chuẩn, hoặc sự phù hợp với các luật lệ hoặc luật lệ có liên quan. Tính hợp pháp liên quan trực tiếp đến khả năng kết nối các khung nhận thức, quy tắc hoặc quy tắc nhận thức của doanh nghiệp.

Đặc biệt, ba trụ cột này có thể đưa ra các kết luận khác nhau về tính hợp pháp của một doanh nghiệp. Trong đó, quan điểm trụ cột điều chỉnh xác định liệu doanh nghiệp có được thành lập hợp pháp và có hoạt động phù hợp với các luật và quy định có liên quan hay không. Trụ cột tiêu chuẩn nhấn mạnh các nghĩa vụ về đạo đức, có thể có hành động tích cực bắt nguồn từ những yêu cầu pháp lý đơn thuần.

 

Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 81 – 85.