1. Bản chất lặp lại và bền vững của thông lệ vận hành
Các nghiên cứu về thông lệ vận hành đã chỉ ra rằng bản chất thông lệ vận hành được cấu thành từ rất nhiều các đặc tính. Một trong những đặc tính quan trọng của thông lệ vận hành là tính lặp lại (Winter 1990; Cohen và cộng sự, 1996). Coombs và Metcalfe (1998) và Amit và Belcourt (1999) khẳng định một cách chắc chắn rằng thông lệ vận hành sẽ không tồn tại nếu thiếu đi sự lặp lại. Tính lặp lại của thông lệ vận hành được thể hiện ở các quy trình nằm trong các thông lệ vận hành lặp lại nhiều lần trong quá trình vận hành và dần tạo thành thông lệ vận hành.
Chính sự lặp đi lặp lại (repetitiveness) mà không có nhiều thay đổi này đã tạo nên tính ổn định của thông lệ vận hành. Thông lệ vận hành không dễ dàng thay đổi mà theo một quy trình nhất định do đó nó duy trì tính bền vững (persistence). Kết quả là của tính lặp lại và bền vững sẽ giúp cho người quản lý có thể dự đoán trước được thông lệ vận hành. Tính chất lặp đi lặp lại và tính bền vững của thông lệ vận hành trong doanh nghiệp đã được chứng minh trong rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm rằng nó là một tính chất quan trọng và nhất thiết phải có của thông lệ vận hành (Cyert và March 1963, Nelson và Winter 1982).
2. Bản chất tập thể của thông lệ vận hành
Thông lệ vận hành chính là được coi là hiện tượng mang tính tập thể (Nelson và Winter 1982; Simon, 1947). Theo đó, thông lệ vận hành sẽ được hiểu rõ ràng và không bị nhầm lẫn nếu như người ta sử dụng thuật ngữ “kỹ năng” ở mức độ cá nhân riêng biệt và thông lệ vận hành ở cấp độ tập thể (Dosi, Nelson và Winter, 2000). Để hiểu rõ khái niệm của thông lệ vận hành thì việc nhận thức bản chất tập thể của thông lệ đóng một vai trò rất quan trọng. Điều này làm cho chúng ta nhận thức được rằng thông lệ vận hành có thể bị phân tán. Sự phân tán trong trường hợp này có nghĩa là các cá nhân trong doanh nghiệp có được sự hiểu biết khác nhau và không trùng lặp với nhau do đó rất khó để có một cái nhìn tổng quan về hiểu biết chung trong doanh nghiệp.
Bản chất phân tán của thông lệ vận hành dẫn đến sự không rõ ràng (Grant, 1991) và phức tạp khi hiểu về thông lệ vận hành (Barney, 1991). Việc thừa nhận bản chất tập thể của các thông lệ vận hành sẽ mang lại thông tin giúp hiểu rõ sự phức tạp này.
3. Bản chất tự vận hành và tự cập nhật của thông lệ
Giống như các thói quen, thông lệ có bản chất tự vận hành và được thực hiện một cách hầu như tự động (non-deliberative and self-actuating nature of routines) (James, 1890). Những can thiệp và mong muôn tác động hầu như không tồn tại và cần thiết trong các thông lệ vận hành. Giống như thói quen, đặc tính của thông lệ được quyết đinh bởi các cá nhân tuân thủ các thông lệ một cách không đắn đo thói, vô thức và không đặt quá nhiều mục đích khi thực hiện nó (Cohen, 1991; Dosi, Nelson và Winter, 2000). Điều này liên quan đến lý do tại sao các thông lệ vận hành hoàn toàn ổn định và không có nhiều biến động. Bởi khi áp dụng thông lệ vận hành mọi người không phải dành nhiều sự chú ý cho chúng nên khi các thông lệ này được vận hành một cách trơn tru thì chúng ta hoàn toàn không ý thức được nó, chỉ khi xảy ra vấn đề trong quá trình thông lệ vận hành chúng ta mới ý thức được chúng ta đang tham gia vào nó.
4. Bản chất quy trình của thông lệ
Bản chất quy trình chính (processual nature of routines) là bản chất nòng cốt của thông lệ vận hành. Theo Winter (1990), “mối quan tâm đầu tiên của thuyết tiến hóa kinh tế là hiểu được bản chất và nguồn gốc của năng lực sản xuất” (trang 271). Sự hiểu biết này bao gồm sự hiểu biết về việc vận hành của doanh nghiệp diễn ra như thế nào. Trong khi đó Penrose (1959) đã chỉ ra, “thông lệ vận hành có chắc năng tạo ra các hoạt động bằn việc tận dụng các nguồn lưc” (trang 25). Do đó, quy trình có vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ hiệu suất và năng lực vận hành. Bởi vì các doanh nghiệp thường chuyên về các sản phẩm cụ thể và sản xuất những sản phẩm sử dụng các phương pháp sản xuất cụ thể, hầu hết các quy trình sẽ được lặp đi lặp lại và tạo thành thông lệ vận hành. Không thừa nhận tính chất quy trình của thông lệ vận hành sẽ làm mất đi một công cụ sắc bén cho việc phân tích sự phát triển kinh tế.
5. Tính phụ thuộc bối cảnh, gắn kết và đặc tính
Nhiều tác giả đưa ra quan điểm rằng thông lệ vận hành được liên kết với tổ chuc và cấu trúc tổ chức doanh nghiệp và có tính cụ thể với từng điều kiện của doanh nghiệp (Teece, Pisano và Winter, 1994; Teece, Pisano và Shuen, 1997). Nguyên nhân dẫn đến sự riêng biệt và phụ thuộc bối cảnh của thông lệ vận hành (context-dependence, embeddedness, and specificity).
Các quá trình thực hiện trong doanh nghiệp hầu hết là tái diễn, tức là chúng là những thông lệ vận hành. Tuy nhiên, việc áp dụng hoặc sử dụng sẽ luôn luôn diễn ra trong một ngữ cảnh cụ thể. Do đó, việc áp dụng thành công phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của bối cảnh áp dụng các thông lệ. Thứ hai, bối cảnh là quan trọng vì sự bổ sung qua lại giữa các thông lệ và bối cảnh của chúng. Một số thông lệ cần các yếu tố bổ sung để triển khai và thực thi. Khái niệm hoạt động hỗ trợ minh họa rằng hành động dựa trên một số hỗ trợ bên ngoài, trong đó các cấu trúc bên ngoài giúp kiểm soát, nhắc nhở và điều phối các hành động cá nhân.
Ý tưởng như vậy là phù hợp với quan điểm cho rằng các quy tắc và thủ tục chung không được xác định cụ thể hoàn toàn khi chuyển qua các điều kiện bối cảnh áp dụng khác nhau, chính xác mà nói là vì những bối cảnh khác nhau. Do đó, việc áp dụng các quy tắc chung cho các ngữ cảnh cụ thể luôn bao hàm các đặc điểm không đầy đủ và các thành phần bị thiếu, và do đó cần thiết phải hoàn thành chúng. Điều này sẽ luôn đòi hỏi các kỹ năng sửa chữa, chẳng hạn như kỹ năng diễn giải và phán đoán, ví dụ như để biết những thông lệ nào nào sẽ được thực thi khi nào và tại đâu (Nelson và Winter, 1982).
Các thông lệ vận hành có thể được chuyển giao cho các bối cảnh theo một mức độ hạn chế nhất định. Khi bị loại bỏ khỏi bối cảnh ban đầu, các thông lệ có thể trở nên vô nghĩa và hiệu suất của chúng có thể giảm khi chuyển giao (Grant, 1991). Các vấn đề về khả năng chuyển đổi phát sinh bởi vì nó có thể không được nhận biết rõ ràng những gì cần thiết đối với các thông lệ vận hành và những gì là ngoại vi (Lippman và Rumelt, 1982, Nelson, 1994); bởi vì thông lệ có thể không tương thích với hoàn cảnh mới (Madhok, 1997); hoặc vì một số yếu tố của thông lệ khó có thể được sao chép để áp dụng do những vấn đề trong việc chuyển giao kiến thức ngầm (Grant, 1991; Nonaka và Takeuchi, 1995).
Một ý nghĩa quan trọng của khả năng chuyển đổi hạn chế của các thông lệ vận hành qua các điều kiện bối cảnh khác nhau là không có một ứng dụng hoàn hảo toàn diện có thể tồn tại (Amit và Belcourt, 1999). Chỉ có thể có những giải pháp tốt nhất cho nơi áp dụng. xét theo một phạm vi nào đó, doanh nghiệp cung cấp những môi trường áp dụng phần nào đồng nhất thì khả năng chuyển giao thông lệ và kiến thức sẽ tăng lên trong doanh nghiệp (Kogut và Zander, 1992).
6. Phụ thuộc lối mòn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thông lệ vận hành có tính chất phụ thuộc lối mòn (path dependence) và được hình thành theo lịch sử (Nelson và Winter, 1982; Levitt và March, 1988; North, 1990; Barney, 1991; Teece, Pisano và Shuen, 1997). Các thông lệ được xây dựng dựa trên những quy trình đã được thực hiện trước đó. Dựa trên trạng thái trước đó, thông lệ vận hành sẽ từng bước thích ứng với các trải nghiệm trước đó và đưa ra những phản hồi về kết quả (Levitt và March, 1988).
Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ tuyên bố rằng thông lệ vận hành là hiện tượng có tính phụ thuộc lối mòn. Một ý nghĩa của sự phát triển của đặc tính phụ thuộc lối mòn được phát hiện ra trong các nghiên cứu thực tế là sự không đồng nhất về địa điểm của các thông lệ vận hành vẫn tồn tại bất chấp áp lực cho sự đồng nhất trong toàn doanh nghiệp. Một khi các thông lệ vận hành không có sự đồng nhất về địa phương bị thiết lập, tính đồng nhất của thực tiễn rất khó thực hiện vì các thực tiễn đã được thiết lập (và không đồng nhất địa phương) có khuynh hướng duy trì mặc dù áp lực cho sự đồng nhất giữa các doanh nghiệp … và tạo ra “hiệu ứng đồng hóa tổ chức”. Điều này mang lại những phong cách và hương vị khác nhau trong việc thực thi các thông lệ vận hành. Hiệu ứng đồng hóa này ngược lại sẽ có tác dụng hạn chế ở địa phương và do đó củng cố tính đặc trưng của a địa phương và làm cho nó tồn tại. Một khía cạnh khác của thông lệ lien quan đến tính phụ thuộc lối mòn chính là khi đưa ra quyết định những nhân tố tham ra sẽ cân nhắc đến nhứng kinh nghiệm trước đó.
Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 157-159.
11 Th11 2019
13 Th11 2019
11 Th11 2019
4 Th2 2019
11 Th11 2019
13 Th11 2019