Hành vi doanh nghiệp trên cơ sở các thông lệ vận hành

Trong kinh tế học, tiến hoá, được hiểu là phát triển kinh tế theo thời gian, là một tiến trình năng động kết thúc mở trong một không gian trạng thái mở. Theo quan điểm của Nelson và Winter (1982), thuyết tiến hoá kinh tế nhấn mạnh 3 nội dung liên quan đến hành vi doanh nghiệp trên nền tảng thông lệ vận hành, gồm:

(1) Kiến thức và thông tin là các thành phần trung tâm của tiếp cận kinh tế học tiến hoá. Các hệ thống kinh tế được dựa trên nền tảng kiến thức. Kiến thức kinh tế được hiểu như tập hợp của các thông lệ vận hành được tái sản xuất thông qua thực tiễn. Quá trình tạo ra và phá bỏ kiến thức củng cố và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thay đổi chất lượng. Tăng trưởng kiến thức không thể đạt được như một tập hợp của các lực lượng cân bằng (Nelson và Winter, 1982).

(2) Kinh tế học tiến hoá có cách tiếp cận phổ thông thay vì cách tiếp cận điển hình dựa trên các nhân tố đại diện. Tính hỗn tạp của hành vi kinh tế được dựa trên phân phối kiến thức và thông tin trong phạm vi hệ thống kinh tế. Tính hỗn tạp thúc đẩy thay đổi kinh tế, tạo nên những thay đổi có thể quan sát được trong kết cấu dân số của doanh nghiệp, công nghệ và ngành kinh doanh. Với bản chất phi tập trung hoá của hệ thống kinh tế, có sự song trùng quy mô lớn của tính toán và hành vi trong phạm vị các hệ thống kinh tế. Cùng với lan truyền, tổ chức phi tập trung không chỉ tạo ra năng lực giải quyết vấn đề của hệ thống kinh tế mà còn tạo ra khả năng hình thành những vấn đề mới và hành vi mới.

(3) Tương tác giữa lựa chọn và phát triển là một đặc điểm đầu tiên của kinh tế học tiến hoá. Cạnh trạnh như một quá trình chọn lựa cung cấp một quá trình cấu trúc hoạt động kinh tế và áp đặt một yêu cầu về tính hợp lý của thủ tục đối với người tham gia. Lựa chọn làm thay đổi tần suất thực thể trong dân số tuỳ theo phần thưởng. Thị trường là thiết chế không chỉ phối hợp hành vi kinh tế mà còn tạo điều kiện cho những thay đổi, doanh nghiệp và những thách thức đển hành vi được thiết lập. Quá trình lựa chọn tìm hiểu sự đa dạng và phá huỷ sự đa dạng. Sáng tạo đa dạng và lựa chọn đa dạng tương tác lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để có được kinh tế phát triển, tính đa dạng cần được tái sáng tạo lại.

Hành vi của doanh nghiệp tiềm ẩn trọng các nội dung về năng lực công nghệ, kỹ năng nhân viên và các nguyên tắc quyết định; các yếu tố kết nối cũng được gọi là các thông lệ. Các thông lệ vận hành là kết quả của những nỗ lực học hỏi được trong quá khứ và cấu tạo nên bộ nhớ tổ chức của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, các thông lệ  được biểu hiện rõ ràng trong các hoạt động kết nối với mục tiêu sản xuất sản phẩm hoặc xử lý thông tin.

Thuyết tiến hoá doanh nghiệp giải thích các hành vi thích ứng của doanh nghiệp thông qua mâu thuẫn giữa đổi mới và các cơ chế lựa chọn đa dạng. Một cách khái quát, thuyết tiến hoá các doanh nghiệp giải thích 3 vấn đề quan trọng để hiểu bản chất của doanh nghiệp:

(1) Cách thực một doanh nghiệp hình thành và vận hành: thông qua tổ hợp của các thông lệ vận hành và các năng lực mà doanh nghiệp có.

(2) Tại sao các doanh nghiệp khác nhau: do các doanh nghiệp phụ thuộc vào các tổ hợp thông lệ vận hành khác nhau, và là đặc điểm doanh nghiệp và không thể được chuyển đổi với chi phí thấp.

(3) Động lực tồn tại và phát triển của doanh nghiệp: thông qua các cơ chế hỗn hợp tìm kiếm và lựa chọn, và khả năng chuyển đổi một tổ hợp của các thông lệ vận hành thứ cấp thành hoạt động lõi.

Hầu hết các mô hình tiến hoá doanh nghiệp đều dựa trên lựa chọn cạnh tranh. Trong bối cảnh doanh nghiệp như một mạng lưới các thông lệ tương tác lẫn nhau và các hoạt động, mô hình này này có giới hạn nhất định, ngay cả khi không thể phủ nhận cạnh giữa các doanh nghiệp sẽ dẫn tới lựa chọn tập hợp của các thông lệ mang lại lợi nhuận cao nhất. Toàn bộ thông lệ vận hành là đối tượng sàng lọc thị trường hơn là những thông lệ cá nhân. Gia tăng hiệu quả nội bộ của một số thông lệ không đồng nghĩa với hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp cần thiết gia tăng theo. Các đầu ra được lựa chọn bởi thị trường, không phải bởi thông lệ cá nhân hay giao dịch. Theo đó, liên kết thực hiện của các thông lệ riêng lẻ với thực hiện tổng thể của doanh nghiệp cực kỳ khó khăn. Lựa chọn cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không thể lý giải cho sự khuyếch tán của các thông lệ.

Bản sao của thực tiễn tổ chức là một cơ chế thứ hai. Trong khoa học tổ chức, ý tưởng lựa chọn nội bộ hoặc quản trị chiếm ưu thế. Các doanh nghiệp tạo ra một nhóm đa dạng cho các lựa chọn nội bộ. Điều này dẫn đến nhân đôi các chi nhánh, bộ phận và các phòng ban. Sự dư thừa này không mang lại hiệu quả và khó quản lý. Khả năng này chỉ mở ra đối với doanh nghiệp rất lớn có nguồn lực về tài chính và quản lý để tạo ra đa dạng bên trong của các thông lệ vận hành. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp đa quốc gia, các chi nhánh được gắn kết trong các môi trường văn hoá và kinh tế khác nhau, rất khó để so sanh hiệu quả của các thông lệ vận hành hoặc tập hợp của các thông lệ vận hành. Những đóng góp của mỗi thông lệ vận hành đối với hiệu năng tổng thể của doanh nghiệp cũng khó xác định được. Những nhóm thông lệ vận hành liên quan đến các hoạt động đo lường và xác định như quản lý chất lượng tổng thể hoặc doanh thu, hoặc hệ thống hậu cần thì có thể xác định được. Lựa chọn nội bộ của các thông lệ vận hành bởi mệnh lệnh hành chính liên quan đến học hỏi, bắt chước và thích ứng cục bộ. Tuy nhiên, có một vấn đề cơ bản liên quan đến lựa chọn quản lý và thích ứng cục bộ. Mối liên hệ giữa các quá trình lựa chọn lựa nội bộ và áp lực môi trường không cần thiết mạnh mẽ. Có thể các môi trường lựa chọn nội bộ trở nên chia tách khỏi áp lực bên ngoài dẫn đến thích nghi kém. Bản chất lớn lên của quá trình học hỏi cục bộ làm tăng hiệu quả hoạt động của thông lệ vận hành và quá trình sản xuất. Nhưng những cải thiện này được nhận thức trong môi trường xung quanh các hoạt động đang tồn tại của doanh nghiệp, làm gia tăng khả năng là thích ứng cục bộ trở nên xa cách môi trường lựa chọn, dẫn đến suy giảm và lỗi thời của các thông lệ vận hành cơ bản.

Tính tương hỗ của các thông lệ vận hành cho thấy, sự thay đổi của một thông lệ không chỉ biến đổi thực hiện của một thông lệ vận hành khác, quan trọng hơn còn quyết định trước kiểu của thông lệ  khác. Do đó, các doanh nghiệp không thể dễ dàng phân rã thành các bộ phận riêng lẻ. Các cấu trúc và thông lệ vận hành trong các doanh nghiệp theo thường lệ chia sẻ số phận chính doanh nghiệp của mình. Trong khi các kỹ năng cá nhân và vốn vật chất có thể được chuyển vào sử dụng thay thế, các cấu trúc riêng và thông lệ vận hành là riêng biệt của chính doanh nghiệp (Winter, 1998). Hầu hết các thông lệ vận hành doanh nghiệp chia sẻ số phận của doanh nghiệp, trong đó các thông lệ đã được tạo ra. Điều này cho thấy, hành động doanh nghiệp đối với sự chấm dứt của doanh nghiệp có thể là một yếu tố quan trọng làm thay đổi nhóm các thông lệ vận hành trong nền kinh tế. Các kỹ năng và nguồn lực vật chất được giải phóng cho sử dụng thay thế trong doanh nghiệp mới và đang tồn tại, nơi chúng có thể được thông lệ vận hành hoá theo những cách mới và hiệu quả hơn.

Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 154-157.