Coase (1937) đưa ra lý luận bổ sung các yếu tố không chắc chắn (uncertainty) hay bất ổn có tác động đến chi phí giao dịch. Coase cho rằng đối với việc cung ứng một tài sản, tốt hơn là các bên nên lập một hợp đồng dài hạn. Những hợp đồng này sẽ giúp các chủ thể không phải giao kết hợp đồng mỗi lần giao dịch. Việc lựa chọn loại hợp đồng cũng tùy vào mức e ngại rủi ro của mỗi chủ thể. Tính không chắc chắn là không thể tránh khỏi khi thiết lập quan hệ lâu dài giữa các chủ thể.
Theo Williamson (1985), tính không chắc chắn gắn liền với khả năng tư duy giới hạn và chủ nghĩa cơ hội của các tác nhân tham gia giao dịch. Có thể khẳng định, “bản chất của tính không chắc chắn là do chủ nghĩa cơ hội và thường là hành vi không chắc chắn” (trang 58), gắn với ý đồ của một số tác nhân tham gia giao dịch. Ví dụ, họ không tiết lộ, tiết lộ thiếu tiết thông tin hay lừa gạt bằng các thông tin sai lệch, dối trá. Tính không chắc chắn càng cao khi số tác nhân tham gia giao dịch không nhiều. Nhìn chung, hành vi không chắc chắn không phải là vấn đề quan trọng nếu tồn tại nhiều tác nhân có thể thay thế nhau tham gia giao dịch; nói cách khác, trên thị trường tồn tại một số lượng lớn các tác nhân có thể tham gia giao dịch. Tính không chắc chắn sẽ trở nên đáng lưu tâm khi có ít tác nhân có thể ký kết hợp đồng, và trong trường hợp xuất hiện các tài sản chuyên dụng trong giao dịch.
Tính không chắc chắn làm các chủ thể không thể đưa ra những phỏng đoán, đòi hỏi các chủ thể phải tập trung nguồn lực trong thời gian dài và xác định việc sử dụng những nguồn lực này trong quá trình thực hiện. Như Coase (1937) đã đề cập “nên ký kết hợp đồng dài hạn để cung cấp tài sản hoặc dịch vụ vì một số chi phí gắn với các hợp đồng cá nhân có thể tránh được nếu nhiều hợp đồng ngắn hạn được thay thế bằng một hợp đồng duy nhất dài hạn hơn; hoặc vì thái độ của các bên đối với vấn đề rủi ro nên họ thích môt hợp đồng dài hạn hơn là một hợp đồng ngắn hạn. Hợp đồng càng dài hạn thì nó càng ít có thể có và càng ít đáng để thực hiện đối với người mua để xác định những gì bên kia sẽ phải làm”. Coase (1937) cho rằng người bán thường không quan tâm đến lựa chọn hậu giao dịch của người mua khi thực hiện hợp đồng
Tính không chắc chắn làm các chủ thể không thể dự đoán được khả năng xảy ra của một số sự việc, và để hiểu được tính phức tạp của môi trường, điều này cần đến thực lực của các chủ thể và một số lượng đáng kể các thông tin cần thiết. Tuy nhiên, chi phí để nghiên cứu và tìm tòi các thông tin này rất cao. Trong trường hợp tồn tại đồng thời của hai yếu tố : khả năng tư duy giới hạn và tính không chắc chắn/phức tạp, các hợp đồng trọn vẹn sẽ không thể thực hiện được và đó là một lời giải thích thú vị cho sự hiện diện của doanh nghiệp. Nhờ vào quá trình quyết định có tính linh hoạt và tuần tự, ngôn ngữ đặc thù, sự nội bộ hóa- mô hình doanh nghiệp quản lý một cách khéo léo khả năng tư duy giới hạn và giảm đi tính không chắc chắn/phức tạp hiệu quả hơn thị trường. Tuy nhiên, nếu hai yếu tố này không xuất hiện đồng thời, thị trường sẽ hiệu quả hơn doanh nghiệp vì nếu tính tư duy của con người không bị giới hạn thì con người có thể dự đoán được được tất cả các tình huống tương lai trong hợp đồng; hoặc nếu tính không chắc chắn/phức tạp yếu hoặc không đáng kể, chúng ta vẫn có thể lập được các hợp đồng trọn vẹn ngay cả khi khả năng tư duy bị giới hạn. Trước việc không thể thưc hiện các hợp đồng trọn vẹn, doanh nghiệp đem đến giải pháp các hợp đồng không trọn vẹn và các hợp đồng này không xác định rõ chi tiết các dự đoán.
Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 368-369.
14 Th11 2019
14 Th11 2019
14 Th11 2019
14 Th11 2019
14 Th11 2019
14 Th11 2019