Kolb và Fry (1975) phát triển đường cong học hỏi kinh nghiệm nổi tiếng của họ. Theo họ, các thông tin được tạo ra từ kinh nghiệm cá nhân và sau đó được chia sẻ trong tổ chức. Đường cong học hỏi kinh nghiệm của Kolb (1976) bao gồm 4 giai đoạn liên tiếp giống như đường tròn xoắn ốc liên tục: (1) kinh nghiệm thực tế cụ thể, (2) quan sát và suy nghĩ, (3) trừu tượng hóa và (4) thử nghiệm trong các bối cảnh mới.
Mô hình đường cong học hỏi kinh nghiệp của Kolb (1976)
Nguồn: Kolb (1984, trang 21)
Mặc dù có thể bắt đầu ở bất kỳ giai đoạn nào đó trong bốn giai đoạn nhưng khi thực hiện dự án nên bắt đầu từ bước đầu tiên. Tổ chức quan sát những ảnh hưởng của các quyết định được thực hiện trong tình huống này. Trong giai đoạn thứ hai, tổ chức tìm cách hiểu những phản ứng này xem những quyết định tương tự có thể được thực hiện trong các trường hợp tương tự hay không. Tổ chức cũng có thể dự tính trước những gì xảy ra sau khi ra quyết định.
Trong bước thứ ba, tổ chức phải xây dựng các nguyên tắc chung từ các trường hợp đặc biệt. Quá trình tổng quát hóa này xem xét các hành động trong một loạt các tình huống cho phép thu được kinh nghiệm (chứ không chỉ trong 1 trường hợp cụ thể nào) và xây dựng được quy luật chung. Hiểu được nguyên tắc chung không có nghĩa là phải có khả năng áp dụng các nguyên tắc đó trong một hoàn cảnh xác định tương tự mà là để diễn tả bằng lời, có nghĩa là chỉ cần hiểu được mối liên hệ giữa hành động và kết quả thông qua một chuỗi những trường hợp. Một khi các nguyên tắc chung được hiểu rõ, bước cuối cùng, là áp dụng các nguyên tắc chung bằng hành động (ra quyết định) trong tình huống hiện tại của tổ chức. Trong nhiều trường hợp, các bước trên xuất hiện như một vòng tròn liên tục, việc học hỏi xảy ra theo một quy trình vòng tròn. Tổ chức khi thực hiện hành động lại có được những kinh nghiệm cụ thể mới, và lại bắt đầu một quy trình thử nghiệm và sửa lỗi liên tục 4 giai đoạn. Vì vậy, hành động được thực hiện trong những hoàn cảnh khác nhau và tổ chức học hỏi có thể dự kiến trước những ảnh hưởng từ hành động của mình.
Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 444-445.
14 Th11 2019
14 Th11 2019
14 Th11 2019
14 Th11 2019
14 Th11 2019
14 Th11 2019