Mỗi quyết định của các bên tham gia giao dịch đều chịu tác động không nhỏ của thông tin mà họ nắm bắt được. Chi phí đầu tư tìm kiếm và xử lý thông tin cũng là một trong các loại chi phí giao dịch. Đây là nhưng vấn đề liên quan đến hiện tượng thông tin bất cân xứng trong các giao dịch của doanh nghiệp.
Theo Dahlman (1979), trong các loại chi phí giao dịch có chi phí nghiên cứu và thông tin là các chi phí dùng để xác định hàng hóa được yêu cầu có sẵn trên thị trường, cái nào có giá thấp nhất… Như vậy, khi tham gia giao dịch, mỗi bên đều phải tốn chi phí để có được thông tin chính xác về thị trường, về đối tác, về sản phẩm giao dịch…. nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình thực hiện giao dịch. Hơn nữa, như đã đề cập ở những nội dung trước, vì con người bị giới hạn về khả năng nhận thức, họ không thể xử lý toàn bộ thông tin nên họ cần phải bỏ ra chi phí để thu thập, xử lý thông tin, tính toán…
Theo Williamson (1985), chủ nghĩa cơ hội có thể xảy ra vì thông tin bất cân xứng (asymmetric information) khi người này có thông tin nhưng người khác lại không có. Khi đó vấn đề đạo đức (Moral Hazard) xuất hiện: “… nếu một bên được bảo vệ khỏi rủi ro có nhiều thông tin về các hành động và ý định của mình hơn là bên trả tiền cho những hậu quả tiêu cực của rủi ro“. Do đó, mỗi đối tượng tham gia giao dịch cần tìm hiểu kỹ về đối tác tham gia giao dịch và lựa chọn đúng đắn để có thể có được mốii quan hệ hợp tác được bền vững, lâu dài. Tuy nhiên, để nắm rõ thông tin về đối tác của mình, phân biệt từ trước họ có phải là kẻ cơ hội hay không, xác định được ai đáng tin cậy, khoảng chi phí bỏ ra không hề nhỏ.
Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 370.
14 Th11 2019
14 Th11 2019
14 Th11 2019
4 Th2 2019
14 Th11 2019
14 Th11 2019