Doanh nghiệp cạnh tranh, thích nghi và phân bổ nguồn lực trong hệ sinh thái

1. Cạnh tranh và thích nghi

Thích nghi (niche), trong mối liên hệ giữa các học thuyết doanh nghiệp cổ điển và thuyết hệ thái, thể hiện vai trò hay tầm ảnh hưởng của biến đổi môi trường và cạnh tranh đến tốc độ tăng trưởng của các quần thể. Quan niệm thích nghi nhấn mạnh vai trò của quần thể trong cả một cộng đồng. Elton (1927), người đi đầu về phân tích “khả năng thích nghi” trong nghiên cứu sinh học, làm rõ: “Thuật ngữ thích nghi (niche) mô tả tình trạng của một con vật trong cộng đồng của nó, biểu thị quá trình hoạt động nó đang thực hiện chứ không chỉ đơn thuần là trông nó như thế nào,… Khi một nhà sinh thái học nói rằng ‘có một con lửng’, nghĩa là bao hàm một số ý tưởng rõ ràng về nơi cư trú của con vật trong cộng đồng, như khi nói ‘có một tôn giáo’” (trang 63-64).

Tiếp bước Elton (1927), Hutchinson (1978) đã xác định sự thích nghi cơ bản của một quần thể là tập hợp các điểm (mỗi điểm trong không gian tương ứng với một trạng thái đặc biệt của môi trường N chiều) với tốc độ tăng trưởng của quần thể (thể trạng) là không âm. Nói cách khác, sự thích nghi gồm tất cả các điều kiện môi trường có khả năng phát triển hoặc ít nhất là duy trì số lượng của quần thể.

Sinh thái học dân số cho rằng môi trường có thể được phân chia thành các loại không gian tài nguyên khác nhau, nơi các quần thể riêng biệt có thể tồn tại. Các không gian tài nguyên này được gọi là môi trường thích nghi (environmental niches). Có hai loại môi trường thích nghi: cơ bản và thực tế. Trong sinh học, môi trường thích nghi cơ bản là nơi một loài động vật có thể sống và tồn tại, còn môi trường thích nghi thực tế là nơi mà sinh vật thực sự đang sống. Ví dụ, một con vật có thể sống trong toàn bộ khu rừng, nhưng do sự lấn chiếm và tiếng ồn của con người, nó chỉ có thể sống trong một khu rừng nhỏ. Như vậy, toàn bộ rừng là môi trường thích nghi cơ bản và môi trường thích nghi thực tế là một phần nhỏ của rừng mà động vật thực sự sống.

Theo Hutchinson (1978), môi trường thích nghi cơ bản (fundamental niche) của một quần thể là tập hợp các điểm làm cho tốc độ tăng trưởng của quần thể không tiêu cực. Nói cách khác, môi trường thích nghi cơ bản bao gồm tập hợp của tất cả các điều kiện môi trường trong đó dân số có thể phát triển hoặc ít nhất là không giảm sút. Nó được gọi là môi trường thích nghi cơ bản vì nó đề cập đến năng lực sinh lý tự nhiên của các thành viên trong cộng đồng.

Trong môi trường thích nghi thực tế, các quần thể phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các quần thể khác khác. Dựa trên quan điểm sinh thái học, tồn tại ít nhất hai hay nhiều quần thể có khả năng tương tác với nhau nếu sự hiện diện của một loài này ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) đến tốc độ tăng trưởng của các loài khác. Trong đó, “cạnh tranh” thường xảy ra khi xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực, nghĩa là sự hiện diện của mỗi quần thể đều làm giảm tốc độ tăng trưởng của các quần thể còn lại.

Cạnh tranh, không giống như xung đột, thường chỉ có thể quan sát bằng cách gián tiếp. Theo đó, các nhà sinh thái học dân số đã lựa chọn khai thác mối quan hệ chặt chẽ giữa thuyết cạnh tranh (competition theory) và thuyết thích nghi (niche theory) để có cách đánh giá cạnh tranh gián tiếp từ sự chồng chéo của các vị trí thích hợp được xác định thông qua việc tận dụng tối ưu các tài nguyên.

Đối với các doanh nghiệp, môi trường thích nghi cơ bản là một không gian nguồn lực trong đó một doanh nghiệp có thể tồn tại và không có sự cạnh tranh. Còn môi trường thích nghi thực tế là tập hợp con của môi trường thích nghi cơ bản. Trong đó, doanh nghiệp có thể tồn tại khi có các đối thủ cạnh tranh nhất định hoặc các yếu tố tác động khác.

Chiều rộng môi trường thích nghi thực tế là không gian tài nguyên mà một doanh nghiệp nhận được, không có doanh nghiệp nào sử dụng chung tài nguyên đó. Ví dụ như trong ngành công nghiệp bia, các doanh nghiệp sản xuất men có thể tìm thấy mình trong một vùng không gian không phụ thuộc vào các bất cứ nhà sản xuất bia khổng lồ nào.

Chiều rộng thích nghi phân biệt hai loại doanh nghiệp: doanh nghiệp thông thường và doanh nghiệp đặc biệt. Các doanh nghiệp đặc biệt tối đa hóa việc khai thác môi trường và chấp nhận rủi ro thử nghiệm trong môi trường đó. Mặt khác, các doanh nghiệp thông thường chấp nhận mức độ khai thác thấp hơn nhằm đổi lấy sự an toàn cao hơn.

2. Phân bổ nguồn lực

So với mức độ rộng rãi trong thuyết động lực học về vị trị thích hợp của Hannan và Freeman (1977, 1983), Carroll (1985) đã đề xuất một mô hình tương ứng áp dụng cho các thị trường có quy mô lớn.

Trong một thị trường phân tán về mặt địa lý có nhu cầu tập trung cao, và không đồng nhất về nhu cầu ở phía ngoài, mỗi doanh nghiệp đều cố gắng nắm bắt trung tâm thị trường. Điều này đúng khi chỉ có một vài doanh nghiệp; Nhưng khi số lượng các doanh nghiệp gia tăng, các chuyên gia giỏi đẩy các doanh nghiệp khác ra khỏi trung tâm của thị trường. Khi các chuyên gia ngày càng nhiều hơn, một số lại bị đẩy ra ngoài trung tâm. Vì vậy, khi số lượng các chuyên gia trên thị trường tăng lên trong một thị trường phân tán, cơ hội sống của các chuyên gia sẽ xấu đi. Nhưng khi một số chuyên gia thống trị trung tâm của không gian nguồn lực, tức là tập trung các chuyên gia, các chuyên gia cao cấp có thể phát triển mạnh ở vùng ngoài.

Quá trình này xảy ra được gọi là phân vùng tài nguyên, bởi vì nó làm cho các chuyên gia xuất hiện hoạt động trong các không gian tài nguyên riêng biệt. Phân chia nguồn lực dự đoán rằng khi tập trung vào thị trường đại chúng tổng hợp thì tỷ lệ tử vong của các chuyên gia tổng quát tăng lên và tỷ lệ tử vong của các chuyên gia giảm. Bằng chứng dường như hỗ trợ các ý tưởng phân vùng nguồn lực. Tuy nhiên, khả năng khái quát hóa và các quan điểm lý thuyết cạnh tranh cần được kiểm tra thêm. Ví dụ, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lý thuyết động lực học và phân chia tài nguyên. Sự đóng góp tương đối của họ đối với tỷ lệ tử vong có thể mang lại hiểu biết tốt hơn về quan hệ chính thức giữa chuẩn chung và môi trường.

 

Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyên, Nguyễn Thị Hồng Nga (2019), Học thuyết doanh nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 138 – 141.