Phương pháp ra quyết định so sánh liên tục từng bước nhỏ (method of successive limited comparison) hay phương pháp nhánh (branch method) được Lindblom (1959) đề xuất và xây dựng khác biệt với phương pháp ra quyết định tư duy (Rational-Comprehensive method) hay phương pháp gốc (root method). Một cách khái quát, đây là phương pháp “… xây dựng liên tục từ tình hình hiện tại, từng bước từng bước và ở mức độ nhỏ” (Lindblom, 1959, trang 81).
So sánh phương pháp ra quyết định tư duy và so sánh liên tục từng bước nhỏ
Phương pháp ra quyết định tư duy (phương pháp gốc)
1a. Làm rõ những giá trị và mục tiêu khác nhau thường là điều kiện tiên quyết để phân tích thực nghiệm các chính sách thay thế. 2a. Do đó hoạch định chính sách tiếp cận thông qua các phân tích cách thức- kết quả: Đầu tiên kết quả được đưa ra. Sau đó các cách thức để hoàn thành kết quả đó được vạch ra. 3a. Việc kiểm tra một chính sách “tốt” hay không thể hiện qua việc nó có thể được chứng minh là có những cách thức thích hợp nhất để đạt được kết quả mong muốn. 4a. Phân tích phải toàn diện; mỗi yếu tố quan trọng liên quan đều phải được tính đến. |
Phương pháp ra quyết định so sánh liên tục từng bước nhỏ (phương pháp nhánh)
1b. Việc lựa chọn các mục tiêu giá trị và những phân tích thực nghiệm của các hoạt động cần thiết không được tách rời nhau mà phải đan xen nhau một cách khăng khít. 2b. Khi cách thức và kết quả tách rời nhau, có nghĩa là các phân tích cách thức- kết quả không phù hợp hoặc còn hạn chế. 3b. Việc kiểm tra một chính sách “tốt” hay không là việc các phân tích khác nhau đều cho thấy sự đồng thuận trên một chính sách (mà không cần đồng thuận rằng đó là cách thức phù hợp nhất để đạt một mục tiêu thống nhất). 4b. Các phân tích bị giới hạn đáng kể khi: i) Các kết quả quan trọng bị bỏ qua. ii) Các chính sách thay thế tiềm năng quan trọng bị bỏ qua. iii) Các giá trị quan trọng, có ảnh hưởng bị bỏ qua. 5b. Một chuỗi các sự so sánh bị giảm thiểu đáng kể hoặc loại bỏ sự phụ thuộc vào lý thuyết |
Nguồn: Lindblom (1959, trang 81)
Trong nghiên cứu được tiến hành trên khu vực công tại Mỹ, Lindblom (1959) nhấn mạnh những vấn đề sau:
1) Ở cách tiếp cận truyền thống, phân tích các lựa chọn thay thế được tiến hành trước khi làm rõ các giá trị và mục tiêu, nó cho thấy rằng các nhà quản lý không thể đầu tiên xây dựng các giá trị chính và sau đó chọn các chính sách theo những giá trị này. Các nhà quản lý lựa chọn trực tiếp giữa các lựa chọn thay thế.
2) Phương tiện và mục đích được lựa chọn cùng một lúc. Thường thì lựa chọn phương tiện sẽ quyết định mục đích. Trong mọi trường hợp, không có sự tách rời giữa mục đích, phương tiện và sự đánh giá phương tiện tùy thuộc vào mục đích.
3) Trong cách tiếp cận truyền thống, một quyết định được coi là tốt nếu nó có thể cho thấy nó sử dụng các phương tiện thích hợp trước các mục tiêu mong muốn. Lindblom (1959) chỉ ra rằng để kiểm tra xem một chính sách tốt hay không phải dựa trên sự đồng thuận trực tiếp về chính sách lựa chọn.Những phương tiện không đáp ứng điều đó cần một sự thống nhất về các mục tiêu. Vì vậy, sự đồng thuận của Quốc hội Mỹ về chính sách bảo hiểm đối với người cao tuổi ở đảng Tự do là mong muốn tăng chương trình phúc lợi, và đối với những người ở đảng bảo thủ là giảm gánh nặng hưu trí tư nhân .
4) Cuối cùng, những hậu quả đáng kể không được tính đến, một số phân tích quan trọng không được thực hiện, một số giá trị bị bỏ qua với lý do đó là không thể hiểu hết tất cả các khía cạnh của quyết định.
Từ những ý tưởng này, kết quả là những quyết định tập thể sẽ giống như một loạt các “bước nhỏ”, được liên kết vào nhau. Những điều chỉnh liên tiếp về mặt chiến lược được thực hiện, có thể thúc đẩy dần dần mà không thực sự thay đổi quá trình hoạt động. Các giải pháp được khuyến nghị luôn là những giải pháp ít làm biến động nhất những lựa chọn thực hiện trước đó. Như vậy, mỗi quyết định mới luôn dựa trên điều kiện các quyết định trước đó và đảm bảo tính liên tục. Cách hoạt động này cho phép tiến lên dần dần, dựa trên mỗi quyết định mới về việc rút ra các vấn đề từ các quyết định trước đó.
Một hạn chế lớn về lựa chọn của doanh nghiệp là sự bất lực để thực hiện những quyết định triệt để, rộng hơn là những thay đổi quan trọng trong đời sống tổ chức. Tuy nhiên, mặc cho những hạn chế này, các mô hình của chủ nghĩa gia tăng tạo cơ hội cho sự đoạn tuyệt rõ ràng với các mô hình trước đây của quyết định và rộng hơn nữa, là của tổ chức và doanh nghiệp. Với một số người hoài nghi chỉ ra sự chậm trễ của tiến trình, sự thiếu vắng các liên kết giữa các giá trị và sự lựa chọn, việc xác định các phương thức phù hợp với các mục tiêu và cuối cùng là khó khăn nếu không muốn nói là không thể, cho các doanh nghiệp, là nghĩ tới các tiến bộ của họ, vì họ không thể thoát khỏi quá khứ. Bên cạnh đó, một số khía cạnh chính trị của quá trình ra quyết định trong các doanh nghiệp được thể hiện. Thật vậy, “chủ trương bước nhỏ” có lợi thế mang tính sách lược : mỗi giai đoạn mới đều có đôi chút khác biệt so với những gì đang xảy ra, và sẽ dễ dàng hơn để thuyết phục các bên khác nhau tham gia vào giải pháp đề xuất. Các lựa chọn có vẻ dễ dàng đảo ngược hơn bởi quy mô nhỏ của họ. Không ai cảm thấy bị đe dọa bởi những thay đổi quyết liệt và hậu quả của những quyết định này dường như đều có thể dự đoán. Cuối cùng, các lựa chọn đã phản ánh quyết định của mạnh nhất kể từ khi nhu cầu của những người về mặt chính trị được gọi là “dưới tổ chức” không được đại diện. Những suy nghĩ này biểu hiện một số hiện tượng chính trị liên quan đến quyết định doanh nghiệp không phát triển đầy đủ, vì thiếu cam kết vào một mô hình tổ chức nào đó.
Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 266-269.
13 Th11 2019
13 Th11 2019
13 Th11 2019
13 Th11 2019
13 Th11 2019
4 Th2 2019